9 điều tệ hại của sếp khiến nhân viên giỏi “dứt áo ra đi”

0

Nhân viên giỏi luôn muốn làm việc với những người sếp giỏi, giỏi về đối nhân xử thế, giỏi về khả năng quản lý, giỏi về chuyên môn,… Hãy trân trọng những người này, khiến họ luôn muốn làm việc với bạn, vì họ là những nhân tố lôi kéo cả đội ngũ đi lên.

Bạn đã từng nghe ai đó than phiền một vài nhân viên giỏi của họ nghỉ việc? Những nhà quản lý thường cho rằng mất người này thì tuyển người khác, tuy nhiên họ không nghĩ rằng những người sau liệu có trung thành với họ? Bởi vì Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ sếp của mình.

9-dieu-te-hai-cua-sep-khien-nhan-vien-gioi-dut-ao-ra-di

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết được Kệ thông tin Làm Đẹp 2T dịch từ Poeple don’t leave companies. They leave leaders của Greg Savage.

Vậy lý do nào khiến những nhân viên xuất sắc nhất của bạn từ bỏ bạn? Tham khảo 9 điều tồi tệ nhất mà lãnh đạo thường mắc phải khiến người giỏi “dứt áo ra đi”.

9 điều tệ hại của sếp làm nhân viên ra đi:

1. Bắt nhân viên làm việc quá sức:

Nhân viên giỏi họ thường biết cách hay nghĩ ra những phương hướng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, và hiệu quả cũng rất tốt. Và có những vị “sếp” lại lợi dụng điều này và bắt họ làm việc quá độ, đảm đương khối lượng công việc lớn.

Việc này chỉ góp phần làm bạn và nhân viên xa nhau hơn mà thôi. Nếu bắt buộc phải tăng khối lượng, thời gian làm việc thì chế độ bạn dành cho nhân viên giỏi cũng phải khác. Tăng lương, tăng thưởng, tăng chức hay quyền hạn,… là những thứ khiến nhân viên giỏi chấp nhận làm việc nhiều hơn bình thường. Nếu không họ cho rằng mình đã làm tốt, chả được gì mà còn phải làm nhiều hơn, chắc mình đang bị lợi dụng.

bat-nhan-vien-lam-viec-qua-suc

Những giáo sư hằng đầu ở trường đại học Stanford sau khi nghiên cứu những nhân viên xuất sắc của nhiều công ty kết luận rằng: Hiệu quả công việc của nhân viên giảm mạnh sau mỗi giờ nếu làm việc quá 50h/tuần.

2. Không ghi nhận đóng góp hay khen thưởng:

Động viên, khen thưởng là những điều hết sức bình thường, nhưng không phải vị sếp nào cũng thực hiện được. Con người đa số ai cũng thích DANH VỌNG, rất ít người coi công việc là cống hiến.

Khen thưởng có thể thông qua nhiều hình thức, như là tăng thưởng, tăng lương, tăng chức, công nhân trước tập thể,… Họ sẽ cảm thấy mình khác biệt, đặc biệt là những nhân viên giỏi.

3. Không quan tâm đến nhân viên:

Theo nghiên cứu mới nhất, hơn một nửa nhân viên nghỉ việc là do mối quan hệ của họ với sếp. Cân bằng giữa công việc và nhân viên của mình là một điều khá là khó khăn, chưa kể đến nhân viên cũ và nhân viên mới.

Có người cho rằng mình quá thân thiết với nhân viên sẽ làm quyền lực, khả năng ra lệnh của mình giảm đi. Điều nay không hề đúng, những nhân viên giỏi họ luôn nghe lời những vị sếp giỏi, tốt bụng, đóng góp hết mình.

khong-quan-tam-den-nhan-vien

4. Không coi trọng cam kết của mình:

Khi coi trọng cam kết do chính mình hoặc nhân viên đề ra, trong mắt nhân viên bạn sẽ vô cùng đáng tin cậy, kính trọng. Vì họ có thể tin tưởng hoàn toàn những dự định của họ sẽ được thực hiện. Nếu bạn là sếp, và bạn không tôn trọng cam kết của chính mình thì tại sao nhân viên phải làm như vậy?

5. Tuyển dụng và ủng hộ sai người:

Đưa vào đội ngũ của bạn những người không có năng lực, những thành phần “con ông cháu cha” chỉ góp phần làm những nhân viên ra đi nhanh hơn mà thôi. Nhất là trong trường hợp những người này quản lý nhân viên giỏi, họ sẽ không bao giờ chấp nhận.

Nhân viên giỏi chỉ hoàn toàn trung thành khi gặp những lãnh đạo tài giỏi, không phải ai cũng có thể quản lý được họ. Đôi khi trong công việc bạn phải chịu những tình huống bi hài như “gửi gắm” nhân viên, bạn phải tính toán và sắp xếp công việc của những người này, không nên cho họ chung nhóm với những nhân viên chủ chốt.

tuyen-dung-va-ung-ho-sai-nguoi

6. Không cho phép nhân viên theo đuổi ý tưởng:

Có rất nhiều vị sếp theo tư tưởng độc tài, họ luôn cho mình là đúng, ý tưởng của mình là hay và bắt nhân viên của mình làm theo. Họ quên mất rằng trong chuyên môn, những nhân viên của mình giỏi hơn họ, làm việc theo khuôn khổ sẽ giảm sức sáng tạo, khả năng tìm tòi của họ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có thể làm việc ý tưởng theo đam mê sẽ đạt trạng thái hưng phấn, năng suất làm việc cao hơn gấp gần 5 lần so với bình thường.

Mặc dù không nên ngăn cấm nhân viên theo đuổi ý tưởng, bạn cũng cần dựa vào tình hình công ty, năng lực nhân viên mà cho phép họ làm điều đó hay không. Và bạn nên dùng lời lẽ, phân tích cho họ thấy đây chưa phải lúc thực hiện điều đó, nhân viên sẽ vui vẻ chấp nhận.

7. Không giúp nhân viên phát triển kỹ năng:

Trong công việc, ngoài kỹ năng chuyên môn ra còn rất nhiều các kỹ năng khác mà một nhân viên cần trau dồi, bổ sung theo thời gian. Khi bạn có những nhân viên tài năng, tìm kiếm những lĩnh vực mới để họ phát triển thêm kỹ năng là điều cần thiết nhất.

Nếu bạn không giúp họ phát triển, họ sẽ rất nhanh có cảm giác chán công việc hiện tại hoặc tự mãn, vì họ thích những công việc mang tính thách thức hơn bất cứ ai. Không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời bỏ bạn mà thôi.

khong-giup-nhan-vien-phat-trien-ky-nang

8. Không tạo ra những mục tiêu mang tính thách thức:

Như bên trên đã chia sẻ, những nhân viên giỏi luôn luôn thích thách thức, vì họ tin rằng như thế họ sẽ nổi trội hơn mọi người. Đưa ra mục tiêu cho đội ngũ hay cá nhân bạn đều có thể áp dụng hình thức này, tuy nhiên đi kèm với nó phải là những lợi ích.

Họ sẽ làm tốt hơn rất nhiều lần nếu như khi hoàn thành mục tiêu khó ai làm được, họ sẽ được một cái gì đó. Có thể là thưởng, lương, chức vụ,… Phương pháp này là con dao 2 lưỡi, bạn phải áp dụng một cách thận trọng, không phải đưa ra mục tiêu “trên trời” và yêu cầu nhân viên thực hiện là được.

9. Không bao giờ nhận sai:

Bạn là sếp, bạn có quyền lực, bạn có tiếng nói, ai cũng phải kính nể bạn. Điều này là đúng, những nhân viên giỏi cũng không ngoại lệ, họ cũng luôn luôn nghe lệnh của bạn, cho đến khi bạn bộc lộ tính cách độc tài này.

Không chịu thừa nhận sai lầm của mình là một sai lầm rất lớn của nhiều vị lãnh đạo, họ sợ bị mất mặt mũi. Điều này hoàn toàn sai, con người ai cũng có những lúc sai lầm, thừa nhận sai lầm trước nhân viên chỉ khiến họ tôn trọng bạn hơn mà thôi.

khong-bap-gio-nhan-sai

Hãy là một vị lãnh đạo thông minh, nhân viên sẽ không bao giờ từ bỏ bạn!

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.