Bẫy phỏng vấn với câu hỏi – tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ

0

“Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” thực chất là một cái bẫy

Phỏng vấn xin việc luôn là thử thách lớn đối với các ứng viên, kể cả những người có kinh nghiệm và đã từng đi làm ở nhiều công ty. Trước khi phỏng vấn, bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ, từ hồ sơ xin việc đến cách ăn mặc, giao tiếp bên cạnh kiến thức chuyên môn sẵn có.

Theo một khảo sát gần đây của tạp chí “Fast Company” của Mỹ, dù ứng viên có bằng cấp, trình độ cao đến đâu nhưng chỉ cần trả lời sai câu hỏi này, ấn tượng của họ sẽ bị giảm đi rất nhiều, thậm chí còn trở thành nguyên nhân dẫn đến việc thất bại khi phỏng vấn.

bay-phong-van-voi-cau-hoi-tai-sao-ban-nghi-viec-o-cong-ty-cu
Chỉ cần nói xấu môi trường làm việc cũ là bạn đã đem về cho mình 1 điểm –

Phỏng vấn, thực chất chỉ là khâu kiểm tra kỹ năng của ứng viên trước khi được nhận vào làm việc. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi khác nhau, tuy nhiên có một câu mà đa số các nhà tuyển dụng sẽ hỏi và câu đó cũng là yếu tố quyết định thành bại, đó chính là: “Tại sao bạn nghĩ việc ở công ty cũ?”

Nếu khi được hỏi câu này, bạn sẽ phải trả lời như thế nào? Cũng theo khảo sát trên, đã có rất nhiều người thiếu kinh nghiệm sẽ trả lời một cách trung thực: “Không hợp với đồng nghiệp” hay “Phúc lợi của công ty kém”… thậm chí là trách móc công ty cũ.

Điều này vô tình khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn, họ cho rằng bạn là người thích phàn nàn.

Khi phỏng vấn bạn nên nhớ rằng, cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra trong vòng 10 đến 15 phút ngắn ngủi, nhà tuyển dụng thực sự không thể biết về năng lực thực sự của bạn mà họ chỉ dựa vào biểu hiện của ứng viên để phán đoán.

Nếu trong lúc ứng viên chỉ đề cập đến những vấn đề tiêu cực ở công ty cũng thì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người thích phàn nàn và sau này bạn cũng sẽ nói về công ty họ như thế.

bay-phong-van-voi-cau-hoi-tai-sao-ban-nghi-viec-o-cong-ty-cu
Hãy thể hiện bạn là người thích thử thách năng lực để ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng và ngồi trước mặt bạn là một ứng viên biểu hiện rất nhiệt tình, có năng lực. Khi được hỏi đến lý do nghỉ việc ở công ty cũ là “Muốn có môi trường làm việc tốt hơn” hay “Hy vọng tìm được công việc có tính thách thức”, “Tôi hy vọng sẽ được nâng cao kiến thức chuyên môn của mình”… Không những bạn có ấn tượng tốt với ứng viên này mà còn cảm thấy tự hào vì công ty mình là niềm khao khát của nhiều người.

Thực ra, nhà tuyển dụng họ không quan tâm mấy đến nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ mà thông qua đề tài này để họ tìm hiểu về con người bạn, xem bạn có phẩm chất gì đặc biệt và đưa ra quyết định có nên tuyển bạn vào làm không.

Nhìn sâu hơn, kỹ năng giao tiếp không phải là mấu chốt quyết định thành bại của cuộc phỏng vấn mà đó là kỹ năng bắt buộc phải có của mỗi người. Chỉ cần bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy thoải mái và tạo được ấn tượng tốt. Do đó, nó là nhân tố để quyết định thành bại của cuộc phỏng vấn.

 

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.