Kinh doanh quán cà phê, hình thức kinh doanh không hề mới nhưng vẫn có nhiều người mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên, đây không phải là trò chơi may rủi, đã có không ít người phải phá sản chỉ vì thiếu hiểu biết. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những việc cần lưu ý khi kinh doanh quán cà phê để bạn có thể kiểm tra xem mình đã sẵn sàng cho công việc kinh doanh đầy thú vị này chưa nhé!
- Có kiến thức về cà phê
Đầu tiên, bạn phải hiểu bạn đang bán những gì và tự tin chế biến được tất cả các loại đồ uống trong quán. Khi đã chấp nhận kinh doanh quán cà phê, bạn phải chịu khó học hỏi tất cả các loại cà phê, từ tên gọi, đặc tính của cây, mùi vị, kiểu ly pha và cách pha phổ biến.

Sau đó, hãy chia sẻ kiến thức và niềm đam mê của mình với nhân viên của mình và khuyến khích họ tự tìm hiểu thêm, đối với những người có đam mê thực sự thì họ sẽ dốc hết sức để làm việc.
- Xem địa điểm cẩn thận trước khi mở quán
Trước khi mở quán, bạn cần xem xét kỹ lưỡng địa điểm đó có thật sự thích hợp mở quán cà phê hay không. Từ việc tiền đặt cọc đến thời hạn thuê nhà và thậm chí là chủ nhà.
Một điều không nên bỏ qua là chỗ gửi xe, số lượng xe cộ và người đi ngang địa điểm bạn định thuê, họ thường làm nghề gì? Xu hướng thưởng thức cà phê của họ là gì để biết được lượng khách hàng mỗi ngày.

Bên cạnh đó bạn hãy nghiên cứu thêm các hàng quán xung quanh nữa, nếu gần đó có quán cà phê phải đóng cửa thì bạn nên tìm hiểu vì sao họ thất bại mà địa điểm không thuận lợi là một trong những nguyên nhân cần lưu ý hàng đầu.
- Định giá hợp lý
Đây là một trong những vấn đề phức tạp, bạn phải tính toán thật kỹ cần phải bán bao nhiêu cốc cà phê mỗi ngày mới có thể thu đủ vốn, bao nhiêu thì có lãi. Nếu bạn để mọi người phàn nàn về giá cả thì nó quá cao, còn không ai phàn nàn tức là nó quá thấp. Còn chỉ khi vài người ý kiến về vấn đề này có nghĩa là bạn không cần quan tâm đến vấn đề giá cả nữa.
- Nắm rõ đối thủ
Hãy nghiên cứu các quán khác trong phạm vi vài chục km và để ý đến các quán mới mở. Hàng ngày, hãy tự hỏi mình “Còn ai đang kinh doanh loại này nữa nhỉ?”. Nếu câu trả lời là “Không”, bạn đã đi đúng hướng.

- Lập sẵn kế hoạch rút lui
Bạn cũng nên lập sẵn kế hoạch rút lui ngay khi lên kế hoạch mở cửa. Vì có thể, sau vài ba năm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì phải làm việc vất vả. Hãy tìm những nhân viên giỏi nhất, lên kế hoạch tài chính cho trường hợp tốt nhất và xấu nhất, đồng thời giao dần công việc hàng ngày cho nhân viên.