Đối với phụ nữ ung thư buồng trứng được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng mà chỉ là những cơn đau bụng mơ hồ, đau vùng chậu, gặp các rối loạn hệ tiết niệu, dạ dày khó chịu, mệt mỏi nên rất khó phân biệt.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Khi có dấu hiệu phân biệt rõ ràng thì bệnh đã đến giai đoạn nặng, đó là lý do tại sao bạn cần phải nhận biết được các nguy cơ gây ung thư cổ tử cung để có biện pháp phòng tránh.
Phụ nữ ngoài 60 tuổi
Theo giáo sư sản khoa Nimesh Nagarsheth tại trường Y lcahn cho biết: hơn 1/2 số trường hợp mắc ung thư buồng trứng được phát hiện là ở những phụ nữ trên 60 tuổi. Khi tuổi càng lớn, lượng estrogen tiết ra càng nhiều và nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Mẹ bạn từng bị ung thư buồng trứng
Nếu trong gia đình, mẹ hay bà hoặc chị em gái của mẹ bạn từng mắc phải căn bệnh này thì bản thân bạn cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đôi lúc cũng có thể là do các gen đột biến từ cha mẹ di truyền sang cho bạn.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi biết ai đó trong gia đình bạn từng mắc ung thư buồng trứng để là xét nghiệm và kiểm tra.
Xảy ra đột biến ở các gen sau
Đột biến ở BRCA – 1 và BRCA – 2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng khá cao. Ngày nay chúng được gọi với cái tên “ung thư vú 1” và “ung thư vú 2”. Các gen này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và buồng trứng. Khi xuất hiện sai sót ở những gen này làm tăng khả năng ung thư buồng trứng lên tới 39% nếu đột biến BRCA – 1 và từ 11-17% nếu đột biến BRCA – 2.
Không sinh con
Theo giáo sư Nagarsheth thì khi sinh con khả năng mắc ung thư buồng trúng giảm đáng kể. Cùng với nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy progesterone – loại hoccmon do buồng trứng tiết ra có thể chống lại tế nào ung thư, duy trì chức năng bình thường của tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai.
Không cho con bú sữa mẹ
Việc cho con bú rất hữu ích trong việc phòng ngừa ung thư buồng trứng. Bà Avner cho hay “Cho con bú từ 1 đến 2 năm làm giảm ung thư cho cả vú và buồng trứng, việc này không nhất thiết phải diễn ra liên tục. Giống như trong thời kỳ mang thai, bạn ít có khả năng rụng trứng trong khi bạn đang cho con bú, do đó làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng”.
Thiếu vitamin D
Khi thiếu hụt vitamin D nguy cơ ung thư buồng trứng tăng cao. Vitamin D từ ánh nắng tự nhiên rất tốt cho cơ thể, có trong các thực phẩm như cá, trứng. Bạn nên xét nghiệm máu để biết chính xác lượng vitamin D bị thiếu hụt của cơ thể và kịp thời bổ sung.
Hút thuốc lá
Theo báo cáo của Bộ Y tế về những bệnh liên quan đến phụ khoa thì khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc một loại ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần là ung thư buồng trứng dịch nhầy.
Béo phì, thừa cân
Estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà các tế bào chất béo lại sản sinh ra estrogen. Vì thế những phụ nữ thừa cân béo phì hãy giảm cân ngay từ bây giờ để luôn khỏe mạnh.